Tin tức tiêu biểu

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

Với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã (HTX) với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700 HTX thành viên; đến năm 2045 thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức kinh tế tập thể (KTTT) được đề ra tại Nghị quyết số 20-NQ/TW1, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm, ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới với một số giải pháp tiêu biểu nhằm khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của mô hình KTTT như:

1. Hoàn thiện khung pháp lý về KTTT với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX,...) và các tổ chức đại diện để nâng cao khả năng huy động vốn, tăng tích lũy vốn và tài sản chung; nâng cao tính minh bạch trong quản lý, điều hành; nâng cao hiệu quả, chất lượng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, quản lý nhà nước đối với KTTT; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp các tổ chức KTTT phát triển bền vững.

2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển KTTT theo hướng coi các tổ chức KTTT là chủ thể phù hợp để kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và đầu tư, quản lý của tập thể người dân (đầu tư công - quản trị cộng đồng). Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù cho KTTT. Xây dựng chương trình tổng thể về phát triển KTTT trên phạm vi toàn quốc để thống nhất, tập trung nguồn lực, phù hợp yêu cầu phát triển của KTTT và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Bố trí nguồn kinh phí tương xứng từ ngân sách nhà nước để bảo đảm triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, phát triển KTTT.

3. Xây dựng các dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành,… nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển KTTT.

4. Tăng cường liên kết giữa tổ chức KTTT với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước ưu tiên hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức KTTT hoạt động có hiệu quả; sớm khắc phục tình trạng thiếu liên kết giữa kinh tế nhà nước với KTTT. Khuyến khích các tổ chức KTTT liên kết với các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp để tham gia vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, đặc biệt là tham gia các ngành công nghiệp phụ trợ.

Nội dung Chuyên đề này đã được Đất Luật cập nhật cho các Khách hàng thường xuyên của Đất Luật theo địa chỉ email đã đăng ký. Trường hợp Quý Khách hàng chưa đăng ký email với Đất Luật và có mong muốn nhận email cung cấp văn bản từ Đất Luật, vui lòng liên hệ với Đất Luật theo địa chỉ sau để được hỗ trợ (có tính phí cung cấp văn bản):

Ms. Phương - Điện thoại: (028) 6260 7101-Ext: 0 ; Email: datluat@dlf.vn Quý Khách hàng cũng có thể tham khảo nội dung Chuyên đề này tại website của Đất Luật sau thời gian 06 tháng kể từ ngày Chuyên đề được cập nhật cho các Khách hàng thường xuyên của Đất Luật.