Chuyên đề pháp lý

Chuyên đề kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất của NLĐ_( cập nhật ngày 27_11_2018)

Kính gửi Công Quý Khách Hàng,
Quy định pháp luật lao động hiện hành cho phép người được người sử dụng lao động (“NSDLĐ”) ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động (“HĐLĐ”) được tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (“XLKLLĐ”) nhưng chỉ có quyền ra quyết định XLKLLĐ theo hình thức khiển trách. Đối với các hình thức XLKLLĐ khác như kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức, sa thải thì sau khi kết thúc cuộc họp XLKLLĐ, người được ủy quyền giao kết HĐLĐ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, đề nghị NSDLĐ xem xét, ra quyết định và tổ chức thực hiện theo quyết định XLKLLĐ được ban hành. Theo đó, thực tế áp dụng quy định này đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không phải là người điều hành, không trực tiếp quản lý NLĐ, không trực tiếp XLKLLĐ, không thường xuyên có mặt tại doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động do các doanh nghiệp này thường ủy quyền cho giám đốc nhân sự để ký các loại HĐLĐ với NLĐ và phụ trách XLKLLĐ, hoặc trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh thì người đại diện theo pháp luật thường ủy quyền cho giám đốc chi nhánh điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh, bao gồm công việc liên quan đến vấn đề lao động. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 15/12/2018 trở đi - ngày Nghị định 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực - thì người được ủy quyền hợp pháp giao kết HĐLĐ là người có thẩm quyền quyết định XLKLLĐ mà không hạn chế ở hình thức kỷ luật khiển trách. Như vậy, quy định này có thể được xem là một bước đột phá trong công tác quản lý lao động, giúp hạn chế rủi ro cho NSDLĐ liên quan đến việc XLKLLĐ, đặc biệt là quyết định xử lý kỷ luật sa thải.
Do đó, để giúp Quý Công ty hạn chế tối đa các bất lợi mà NSDLĐ có thể phải gánh chịu khi XLKLLĐ, trong chuyên đề này, Đất Luật đã tổng hợp các quy định liên quan đến XLKLLĐ và trách nhiệm vật chất tại Bộ luật Lao động 2012, Nghị định 148/2018/NĐ-CP, Nghị định 05/2015 NĐ-CP, Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH. Ngoài ra, Đất Luật cũng đưa ra những nhận định, khuyến nghị và những vấn đề Quý Công ty cần lưu ý trong quá trình XLKLLĐ, áp dụng trách nhiệm vật chất (“TNVC”) đối với NLĐ.

Nội dung Chuyên đề này đã được Đất Luật cập nhật cho các Khách hàng thường xuyên của Đất Luật theo địa chỉ email đã đăng ký. Trường hợp Quý Khách hàng chưa đăng ký email với Đất Luật và có mong muốn nhận email cung cấp văn bản từ Đất Luật, vui lòng liên hệ với Đất Luật theo địa chỉ sau để được hỗ trợ (có tính phí cung cấp văn bản):
Ms Xoan. Điện thoại: (028) 6260 7101-Ext: 0 ; Email: xoan.vuong@dlf.vn Quý Khách hàng cũng có thể tham khảo nội dung Chuyên đề này tại website của Đất Luật sau thời gian 06 tháng kể từ ngày Chuyên đề được cập nhật cho các Khách hàng thường xuyên của Đất Luật.